Description
Than sinh học (Biochar)
Than sinh học là sản phẩm của quá trình nhiệt phân sinh khối. Thành phần chính là Cacbon (C). Quá trình nhiệt phân củi gỗ, phụ phẩm nông nghiệp được tạo thành trong các lò thủ công hoặc công nghiệp tự động hóa theo các chu trình xác định.
Đặc tính và thành phần hóa học của than sinh học:
Đặc tính và thành phần hóa học sẽ thay đổi tùy theo nguồn gốc của vật liệu hữu cơ và quá trình sản xuất. Dưới đây là một số đặc tính và thành phần hóa học chung:
- Cấu trúc: cấu trúc biochar là mạng rỗng, với các lỗ và kênh, tạo điều kiện thuận lợi cho việc lưu trữ nước, dinh dưỡng và vi khuẩn trong đất.
- Carbon (C): Thành phần chính của biochar là carbon. Nó thường chiếm tỷ trọng cao (trên 60% trọng lượng) của than. Carbon trong than sinh học thường không dễ bị phân hủy bởi vi sinh vật, giúp tăng sự lưu trữ carbon trong đất. Cần phân biệt giữa cacbon hữu cơ và cacbon vô cơ. Cacbon hình thành từ nguyên liệu sinh khối là cacbon hữu cơ. Con cacbon vô cơ là cacbon được hình thành từ quá trình phong hóa đất, cây, động vật qua hàng triệu năm dưới dạng than khoáng sản.
- Nito (N): Tùy thuộc vào nguồn gốc vật liệu, hàm lượng Nito trong than là khác nhau. Nitơ trong biochar có vai trò cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng. Nhờ quá trình phân giải của vi khuẩn trong đất.
- Phốt Pho (P): Biochar có thể chứa lượng nhỏ của phosphor, nguồn dinh dưỡng quan trọng cho cây trồng.
- Kali (K): Kali cũng có thể có mặt trong than sinh học, nhưng thường ở mức rất thấp.
- Mangan (Mn), sắt (Fe), và các khoáng chất khác: Than sinh học có chứa các khoáng chất và vi lượng khoáng chất. Tùy thuộc vào nguồn gốc của vật liệu hữu cơ và quá trình sản xuất.
Đặc tính của than sinh học:
- Khả năng hấp thụ nước: Than sinh học có khả năng hấp thụ nước cao, giúp giữ nước trong đất và cung cấp cho cây trồng trong thời kỳ cạn kiệt.
- Khả năng hấp thụ khí: Biochar cũng có khả năng hấp thụ khí như methane và ammonia, giúp làm giảm phát thải khí nhà kính.
- pH: Thường, than sinh học có pH trung tính đến kiềm, tùy thuộc vào nguồn gốc và quá trình sản xuất.
- Cấu trúc bề mặt – bề mặt riêng (BET): Bề mặt của than sinh học thường có các kết cấu bề mặt rất lớn, giúp tạo điều kiện thuận lợi cho việc liên kết với các chất hữu cơ và vi khuẩn.
Lưu ý: các đặc tính, và hàm lượng các chất trong than sinh học thay đổi tùy thuộc theo công nghệ sản xuất và nguồn gốc vật liệu hữu cơ. Do đó, than sinh học có thể được điều chỉnh để đáp ứng mục đích sử dụng cụ thể trong lĩnh vực nông nghiệp, môi trường, hoặc năng lượng.
Ứng dụng của than sinh học:
- BBQ: than trắng, than mùn cưa – kích thước lớn, cháy không khói, không mùi
- Sưởi ấm: là nhiên liệu đốt sạch để sưởi ấm khi lạnh
- Sấy: đốt cháy lấy nhiệt sạch để sấy nông sản, dược liệu…
- Cải tạo đất: than vụn biochar giúp cải thiện độ xốp, điều chỉnh pH của đất.
- Làm giá thể cho cây trồng, hoa…
- Lọc nước, hút ẩm, khử mùi: than biochar được hoạt hóa thành than hoạt tính (Activated Carbon)
Thông tin liên hệ:
CTY CỔ PHẦN CÔNG NGHỆ NĂNG LƯỢNG TÁI TẠO VIỆT

An Thượng, Hoài Đức, Hà Nội
Website: Https://ecocharvietnam.com
Youtube: https://www.youtube.com/watch?v=sop6QFhEEK0
Ecocharvietnam@gmail.com
Kênh xuất khẩu: (hotline/whatapps): 0936.015.185
EcocharVIETNAM luôn đồng hành cùng sự thành công của Quý khách!
CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN:
Giấm gỗ sinh học – Sản phẩm tự nhiên thay thế thuốc trừ sâu hóa học
Xử lý khí thải bằng phương pháp hấp phụ sử dụng than hoạt tính tổ ong
Reviews
There are no reviews yet.