Tại sao Than lại có tác dụng cải tạo đất?
Cùng EcocharVietnam đi tìm hiểu gốc rễ tác dụng của than cải tạo đất.
Than là gì?
Thành phần hóa học chính cấu tạo của than là Cacbon, kí hiệu: C. Than được hình thành từ quá trình phon hóa
Than là một dạng nhiên liệu hóa thạch, được hình thành từ thực vật bị chôn vùi trải qua các giai đoạn từ than bùn, và dần chuyển hóa thành than nâu hay còn gọi là than non (lignit), và thành than bán bitum, sau đó thành than bitum hoàn chỉnh (bituminous coal), và cuối cùng là biến đổi thành than đá (anthracit).
Quá trình biến đổi này là quá trình phức tạp của cả sự biến đổi về sinh học và cả quá trình biến đổi của địa chất. Đặc biệt, quá trình biến đổi về địa chất là cả một quãng thời gian được tính bằng hàng triệu năm, nên việc hình thành mỏ than đá là rất lâu.
Ngày nay, với công nghệ cacbon hóa chúng ta có thể tạo thành than sinh học từ sinh khối chỉ trong 10 – 15 ngày. Từ sinh khối dưới tác dụng của nhiệt độ và cháy trong môi trường yếm khí, mạch cenlulozo sinh khối sẽ chuyển đổi thành Cacbon (than sinh học), các khí syngas (CO, CO2, H2, CxHy, nước, hắc ín…
>>> Chi tiết về công nghệ sản xuất than sinh học Quý vị nghiên cứu tại đây.
Công dụng của than cải tạo đất
Than sinh học có rất nhiều công dụng như làm chất đốt tạo nhiệt cho sưởi ấm, BBQ, công nghiệp tuyển quặng…Ngoài ra, than sinh học còn được sử dụng làm phân hữu cơ giúp cải tạo đất. Dưới đây là các công dụng của than sinh học:
- Giúp cải thiện các tính chất vật lý, hóa học của đất. Qua đó tạo điều kiện thuận lợi cho hệ vi sinh vật có lợi phát triển. Như: hấp thụ các chất độc hại trong đất như bị nhiễm độc Xyanua, axit… tức làm cân bằng độ pH.
- Cải thiện dinh dưỡng trong đất, tăng cả khả năng giữ dinh dưỡng và nước trong đất nhờ các yếu tố này được hấp thụ vào trong các khe hở của than sinh học. Như: than sinh học hấp thu các amoni từ dung dịch đất, quá trình cố định đạm lên bề mặt của than sinh học sẽ giúp giảm lượng đạm bị mất do bị thấm xuống đất. Làm gia tăng tỷ lệ nitrat hóa ở các vùng đất rừng tự nhiên do đất loại này có tỷ lệ nitrat hóa tự nhiên thấp.
- Làm giảm sự bay hơi amoniac nhờ khả năng làm giảm amoni có trong dung dịch đất và làm tăng độ pH của đất. Cả hai điều kiện này sẽ giúp ngăn cản sự hình thành amoniac và bay hơi đồng thời còn được cho là chất có khả năng xúc tác khử oxit nitơ – loại khí gây hiệu ứng nhà kính thành khí nitơ.
- Khử mùi và khử trùng ở các trại chăn nuôi bằng cách sử dụng than sinh học kết hợp với chế phẩm vi sinh làm lớp thảm sinh học trong các trại chăn nuôi gia cầm.
- Tăng độ xốp cho đất, nhờ tỷ trọng thấp, và độ rỗng của than…
Vai trò của than đối với cây:
- Cung cấp cho cây trồng các nguyên tố có lợi giúp cho quá trình phát triển và trưởng thành của cây diễn ra hiệu quả hơn.
- Than sinh học sẽ giúp hấp thu 50% CO2 thải ra từ sự hô hấp của cây và lưu giữ tạo ra các dạng năng lượng, nó trở thành một hướng đi mới trong cuộc cách mạng bảo vệ môi trường, làm giảm thiểu hiệu ứng nhà kính.
- Khi bón than sinh học vào loại đất acid và đất nghèo dinh dưỡng kết hợp với bón phân thì sẽ cho năng suất cao hơn là bón từng thứ riêng lẻ. Việc bón than sinh học vào đất sẽ làm gia tăng hiệu quả hấp thụ phân đạm của cây trồng. Năng suất cây trồng sẽ không đổi và giảm lượng phân đạm đáng kể khi kết hợp bón thêm than sinh học.
- Ngoài cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết cho cây, trong than sinh học còn có các axit humic chứa các hóc môn làm tăng khả năng tăng trưởng cây trồng. Một số nghiên cứu còn cho thấy than sinh học sẽ có tác dụng cao hơn đối với sinh trưởng và năng suất cây trồng nếu bón kết hợp với phân khoáng.
- Làm cho các chất thải hữu cơ thối rữa, từ đó giải phóng khí CO2, cho phép cây trồng lưu trữ CO2 mà nó hấp thu từ không khí trong quá trình quang hợp một cách an toàn nhất.
Nguồn cung để sản xuất than sinh học ở nước ta rất đa dạng:
Với kinh nghiệm 10 năm phát triển công nghệ và thiết bị ngành năng lượng sinh khối, chúng tôi nhận thức rõ vai trò và tiềm năng phát triển của năng lượng sinh khối nói chung và việc sản xuất than sinh học nói riêng tại Việt Nam.
Việc phát triển năng lượng sinh khối và đặc biệt là sản xuất than sinh học có một ý nghĩa rất quan trọng, giúp:
- Hạn chế vấn đề ô nhiễm môi trường, từ việc tái sử dụng các nguồn sinh khối dư thừa gây ô nhiễm – phụ phẩm của ngành nông – lâm nghiệp.
- Tạo công ăn việc làm cho người lao động tại chính địa phương
- Sản xuất ra các sản phẩm có ích cho xã hội như: than cấp nhiệt (sưởi ấm, đốt lò, BBQ, cho ngành công nghiệp luyện quặng, phâm màu, …Ngày nay, chúng ta có thể sản xuất điện từ sinh khối, sản xuất thuốc bảo vệ thực vật thay thế thuốc trừ sâu hóa học, sản xuất thuốc khử mùi cho rác thải công nghiệp, sinh hoạt…
- Chúng ta cũng có thể sử dụng than sinh học trong trồng trọt, an toàn cho người sử dụng, giảm bệnh tật và giải quyết được ô nhiễm môi trường.
Nguyên liệu sản xuất than sinh học ở nước ta rất phong phú và có giá thành rẻ. Một số thành phần sau đây có thể dùng sản xuất than sinh học là: Rác thải từ nhà bếp: xương động vật, vỏ cua, vỏ ốc hến (cung cấp P và Ca); Tro bếp (cung cấp Ca, Mg, K, P và than); Xác động thực vật (lá cây, thức ăn hỏng…); Các loại cây thủy sinh (tảo, bèo) v.v…
Nguồn phụ phẩm nông – lâm nghiệp như: vỏ đậu phụng, bã mía, vỏ dừa, vỏ ca cao cho đến thân cây tre, lau sậy, phế thải từ quá trình khai thác rừng và rất nhiều các chất thải xanh khác…rất thích hợp cho quá trình sản xuất than sinh học.
Than sinh học cũng có thể sản xuất từ vỏ trấu và giúp mang lại giá trị cao cho người nông dân, người chăn nuôi.
Ở Việt Nam có hơn 70% lao động trong lĩnh vực nông nghiệp nên việc sử dụng các phụ phẩm nông nghiệp với chi phí thấp sẽ mang lại hiệu quả cao. Áp dụng công nghệ sản xuất than sinh học chắc chắn sẽ giúp giải quyết nhiều vấn đề và mang lại lợi ích vô cùng to lớn như:
- Giải quyết việc làm cho lao động nhàn rỗi ở vùng nông thôn.
- Có nguồn phân bón tốt, hiệu quả đối với môi trường.
- Tận dụng nguồn nguyên liệu phong phú, sẵn có, rẻ tiền.
- Đáp ứng nhu cầu trong nước và tiến tới xuất khẩu sang các nước dựa trên sự cạnh tranh về chi phí.
Bên cạnh việc sản xuất và sử dụng đại trà than sinh học, chúng ta cũng cần phải đảm bảo việc bón các loại phân hữu cơ, phân khoáng cho cây trồng thì mới đảm bảo để cây phát triển khỏe mạnh và tăng năng suất ổn định. Như các loại phân gà, phân bò, phân lợn…
Sản phẩm phân gà hữu cơ được đánh giá cao với nhiều ưu điểm vượt trội đối với đất và cây trồng góp phần phát triển nông nghiệp bền vững. Các ưu điểm cụ thể như sau:
- Giúp cải tạo đất, bổ sung lượng lớn mùn, vi sinh vật hữu ích cho đất giúp đất tơi xốp, thoáng khí, tăng độ phì nhiêu và phân giải hiệu quả các độc tố trong đất.
- Hạn chế tình trạng sâu bệnh hại, giúp cành, lá cây trồng cứng cáp hơn, tăng khả năng chống chiụ các điều kiện bất lợi của thời tiết.
- Tăng số lượng vi sinh vật có ích, nấm đối kháng, tăng sức đề kháng cho cây trồng gây ức chế cho hoạt động của vi sinh vật và nấm bệnh gây hại,tạo điều kiện cho bộ rễ cây phát triển.
- Giúp cây sinh trưởng và đề kháng tốt, giảm việc sử dụng thuốc BVTV hóa học.
THÔNG TIN LIÊN HỆ:
CTY CỔ PHẦN CÔNG NGHỆ NĂNG LƯỢNG TÁI TẠO VIỆT
An Thượng, Hoài Đức, Hà Nội
Website: Https://ecocharvietnam.com
Youtube: https://www.youtube.com/watch?v=sop6QFhEEK0
Ecocharvietnam@gmail.com
Kênh xuất khẩu: (hotline/whatapps): 0936.015.185
Than việt luôn đồng hành cùng sự thành công của Quý khách!
CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN:
Hướng dẫn đầu tư dây chuyền sản xuất than sạch không khói
Dây chuyền thiết bị & công nghệ sản xuất than sạch không khói