0988751954

EcocharVIETNAM công nghệ và sản phẩm sạch từ sinh khối ECOCHARVN supply: binchotan, sawdust briquette charcoal, block honeycomb charcoal, biochar & continuously charcoal kiln technology!

Select Your Style

Choose Color style

Bí mật chống mối hiệu quả

bi mat chong moi hieu qua

Việc bảo vệ cho các ngôi nhà nói chung và nhà gỗ nói riêng, đồ dùng dụng cụ bằng gỗ là nhu cầu cấp thiết mọi thời đại. Có rất nhiều bài viết, sản phẩm và nghiên cứu để bảo vệ ngăn chặn sự phá hoại của mối mọt, côn trùng với các công trình kiến trúc từ xưa và nay. Trong bài viết này, EcocharVietnam chia sẻ và tổng hợp lại một số biện pháp bí mật chống mối hiệu quả cho các công trình kiến trúc Việt Nam.

Việt Nam nằm ở vị trí khu vực nhiệt đới gió mùa, độ ẩm quanh năm cao. Nên các loại côn trùng phát triển rất mạnh. Đặc biệt là loài mối. Và đặc biệt loài này, thức ăn ưa thích của chúng lại chính là các loại gỗ.

Một số thông tin về loài mối:

Bí mật cách diệt mối hiệu quả
Bí mật cách diệt mối hiệu quả

Mối là loài côn trùng có họ hàng gần với gián, thân mềm. Thường có màu xám/ nâu hoặc trắng – nhìn qua có thể hơi giống “kiến trắng“. Mối là côn trùng có hại với các công trình xây dựng, thậm chí là các vật dụng quan trọng của con người.

Mọt là côn trùng bọ cánh cứng có hàm khỏe, thường có màu nâu hoặc đen, lông hơi ngả xám. Mọt chuyên phá hoại các loại ngũ cốc như gạo, đậu, gỗ…

Thức ăn chính của mối mọt là Cellulose – đó chính là lý do vì sao đồ gỗ lại hay bị mối mọt tấn công nếu không được xử lý kỹ sẽ gây ra rất nhiều thiệt hại nghiêm trọng.

Mối là côn trùng có hại đối với các công trình xây dựng, thậm chí nhiều vật dụng quan trọng của con người. Sức ăn của đàn mối có thể phá hoại nhà cửa, đê điều, hồ chứa nước, thuyền bè, cầu cống…, thậm chí tiêu hủy nhiều tài liệu thư viện quý giá…

Do cuộc sống bầy đàn với số lượng thành viên cực lớn, để chống lại tác hại của mối, không thể chỉ nhắm vào từng cá nhân đơn lẻ. Bên cạnh việc xử lý để chống lại sự xâm nhập phá hoại của đàn mối, người ta còn tìm nhiều biện pháp để tiêu diệt cả hệ thống tổ mối, với mục đích quan trọng nhất là phải diệt được mối chúa.

Loài mối “gỗ khô” có thể phát hiện tổ một cách đơn giản, thông qua đặc điểm sinh sống đục gỗ thành các khe dích dắc, vừa khai thác thức ăn vừa làm nơi cư trú. Do tổ mối loài này hình thành từ bằng những hạt phân đùn ra ngoài như hạt cát nên chúng còn gọi là mối “đống cát”. Diệt loại này chỉ cần dùng thuốc đặc trị mối tiêm trực tiếp vào tổ.

Các loài mối khác trong công trình trong đó có loài mối nhà (copt-formosanus), tổ phần lớn nằm dưới nền nhà hoặc trong ruột panen, tổ phụ có thể xuất hiện ở góc tường, trên trần nhà v.v… Để tìm được tổ các loài trên, người ta thường dùng các dụng cụ phức tạp như máy dò đồng vị phóng xạ, siêu âm, hoặc đo điện trở v.v… Để tiêu diệt tổ mối dạng này, người ta thường dùng phương pháp hóa sinh, phun thuốc vào mối thợ nhằm lây nhiễm độc hoặc các vi sinh có hại cho mối để tiêu diệt tổ mối và mối chúa.

Đặc tính hình thái của con mối

các loại mối mọt
các loại mối mọt

Do những chức năng khác nhau mà hình thái, vẻ ngoài của mối cũng khác nhau

Mối sinh sản (Mối cánh, mối vua, mối chúa)

Các loại mối này đều có phần đầu phát triển và được bảo vệ rất vững chắc. Có mắt đơn hoặc mắt kép, phần râu có hình chuỗi hạt, tùy theo loài mà số lượng râu dài ngắn khác nhau nhưng (9 – 30 đốt). Phần đầu là cơ quan cảm giác quan trọng của mối gồm khứu giác và vị giác

Phần ngực gồm 3 đốt và có 6 chân chia đều cho hai bên. Riêng với mối cánh (mối dự bị) thì sau mỗi đốt còn mang theo một đôi cánh và sẽ bị rụng sau khi giao phối.

Phần bụng sẽ có 10 đốt và từ đốt thứ 2 đến đốt thứ 8 sẽ có một cặp lỗ thở. Phần đốt bụng thứ 10 sẽ biến đổi và trở thành nắp sinh dục. Riêng mối chúa trưởng thành thì phần bụng phát triển rất to để đẻ trứng.

Mối vô sinh (Mối lính và mối thợ)

Phần đầu không phát trển như nhóm bên trên và thậm chí mắt kép và mắt đơn thường sẽ thoái hóa, chiều dài cơ thể trung bình khoảng từ 4mm đến 10mm. Bạn sẽ nhận ra mối thợ và mối non sẽ gần giống nhau về bề ngoài chỉ khác ở chỗ mối non thì toàn thân màu trắng sữa còn mối thợ sẽ có màu thẫm hơn về cặp hàm có màu nâu đen

Riêng mối lính, phần đầu và phần hàm đều rất phát triển để thực hiện các chức năng như xây tổ, bảo vệ,…

Cấu tạo cơ thể con mối

Hệ tiêu hóa gồm có:

  • Phần ruột trước gồm lỗ miệng, thực quản, mề, diều.
  • Phần ruột giữa gồm các ống Malpigi và ống ruột
  • Phần ruột sau gồm các túi tiêu hóa phụ, trực tràng, ruột già và hậu môn

Hệ hô hấp

Như đã đề cập đến, phần bụng từ đốt thứ 2 đến đốt thứ 8 đều có các cặp lỗ thở, ngoài ra còn có 2 đôi ở phần đốt ngực thứ nhất và thứ 2. Con mối tổng cộng có 10 đôi lỗ thở.

Cơ quan cảm giác

Bao gồm mắt đơn, mắt kép và đặc biệt là cơ quan jhonton nằm trên các đốt trụ của râu mối, giúp nhận biết kẻ địch, đồng loại kiếm thức ăn,…. Cơ quan phát thanh của con mối cánh có sự rung động giữa các tấm lưng ngực và vẫy cánh để kêu gọi con đực giao phối.

Phần đầu của mối thợ và mối lính có sự co giật để báo động sự nguy hiểm sắp đến.

Cơ quan sinh sản

Với nhóm mối sinh sản thì cơ quan sinh dục đực và cơ quan sinh dục cái phát triển mạnh mẽ. Đối với mối đực thì hai khối tinh hoàn nằm dính ở phía dưới tấm lưng phần đốt cuối bụng. Đối với mối cái thì hai noãn sào sẽ nằm ở hai bên tấm lưng bụng và kéo dài đến đốt ngực. Nhóm mối vô sinh vẫn có các cơ quan sinh dục nhưng lại không phát triển nhiều.

Môi trường sinh sống của con mối

Mối có mặt ở khắp mọi nơi trên thế giới nhưng con mối vẫn tập trung chủ yếu ở những vùng có khí hậu ôn đới, cận nhiệt đới và những vùng có ấm áp. Mối sinh sôi và phát triển nhiều ở các vùng đất ẩm thấp và dọc theo phía bờ biển. Một số loài mối ở phía Bắc Mỹ đã thích nghi với nhiệt độ lạnh hơn.

Riêng Châu Âu có 10 loài mối khác nhau, Bắc Mỹ có hơn 50 loài, và Châu Phi có khoảng 1.000 loài mối. Theo thống kê thì:

  • Mối đất gây ra khoảng 75% – 80% các thiệt hại về kinh tế
  • Mối gỗ khô gây 20% – 25% thiệt hại về kinh thế
  • Mối gỗ ẩm gây 0% – 5% thiệt hại về kinh tế

Khi đã hiểu về đặc tính và sinh trưởng của loài mối thì việc hạn chế và tiêu diệt chúng, sẽ hiệu quả hơn. Dưới đây là bí mật cách diệt mối mọt cho gỗ.

Bí mật chống mối hiệu quả cho gỗ:

Phòng bệnh hơn chữa bệnh” – Việc phòng chống mối mọt ngay từ giai đoạn ban đầu sẽ đem lại hiệu quả cao hơn cả cũng như tránh gây thiệt hại cho nội thất của nhà bạn. Đặc biệt, với những khu vực đã có lịch sử thường xuyên bị mối mọt tấn công, đây là các công tác mà bạn không nên bỏ qua để phòng chống mối mọt cho nhà mình.

Tránh để đồ gỗ tiếp xúc nước, khu vực nóng ẩm

Đồ gỗ khi tiếp xúc với nước sẽ dễ bị ẩm, đồng thời cũng sẽ ảnh hưởng đến chất lượng, độ bền, thẩm mỹ của đồ gỗ. Vì vậy bạn nên hạn chế để khăn/ nước đọng lại trên đồ gỗ, dùng khăn mềm lau khô ngay sau khi sử dụng.

Thường xuyên vệ sinh đồ gỗ là cách chống mối mọt tốt nhất

Nên sử dụng một tấm vải mềm, không xơ để vệ sinh tủ ngay sau khi sử dụng để chống ẩm và giữ cho tủ gỗ luôn đẹp, mới qua thời gian. Không nên dùng khăn ướt lau tủ vì sẽ dễ làm phai màu sơn và nước ngấm vào gỗ dễ gây hư hỏng tủ. Không sử dụng các loại hóa chất tẩy rửa để tránh làm hỏng tủ.

Sử dụng loại gỗ tốt sẽ góp phần chống mối mọt

Nên sử dụng các loại gỗ của các thương hiệu uy tín, được xử lý chống mối mọt kỹ càng trước khi gia công thành nội thất như gỗ MDF chống ẩm, HDF siêu chống ẩm, nhựa Picomat, nhựa WPB, …. Các loại tủ này thường có giá thành hợp lý lại rất bền, nhiều mẫu mã, chất lượng cao, ít bị mối mọt.

Quét sơn vecni trên bề mặt đồ gỗ để chống mối mọt

Việc quét sơn hoặc vecni lên gỗ sẽ làm cửa mới hơn, tạo ra một lớp bảo vệ tạm thời cho gỗ để mối mọt không thể xâm nhập. Thông thường các món đồ gỗ sau một thời gian sử dụng sẽ dễ bị mối mọt xâm nhập. Việc sơn lại vừa khiến đồ gỗ mới hơn lại không bị mối mọt.

Sử dụng tinh dầu để chống mối mọt

Mối thường thích mùi gỗ, mùi ẩm nhưng lại rất ghét mùi tinh dầu sả. Trong thành phần tinh dầu sả có chứa các hoạt chất có tính sát khuẩn như: citral và geraniol giúp chống lại mối mọt. Hơn nữa tinh dầu sả cực an toàn nên bạn có thể an tâm sử dụng trong các khung thùng đồ gỗ sẽ góp phần phòng chống mối mọt cho đồ gỗ của bạn.

Một số biện pháp xử lý mối mọt cho gỗ nội thất:

Phơi vật dụng dưới ánh mặt trời

Một cách xử lý mối mọt tốt nhất đó là phơi đồ dùng bị mối mọt ăn dưới ánh nắng mặt trời, thời gian phơi có thể 2-3 ngày. Mối mọt thường thích ẩm mốc và nơi tối – nên phơi dưới ánh nắng và khô ráo là một trong những cách xử lý mối mọt hiệu quả. Tuy nhiên cách này chỉ có thể áp dụng với những nội thất rời và chỉ mới bị mối mọt xâm nhập.

Sử dụng dầu hỏa để xử lý mối mọt

Dầu hỏa là hóa chất thường được sử dụng để xử lý mối mọt trong dân gian. Khi phát hiện đồ gỗ bị mối mọt, bạn cho dầu hỏa trực tiếp vào lỗ mối ăn đồng thời dùng bình xịt xịt trực tiếp vào các khe tủ bếp, bản lề, cửa… Làm liên tục điều này trong khoảng nửa tháng sẽ xử lý được mối mọt.

Dùng acid boric để xử lý mối mọt

Acid boric là hợp chất thường được tìm thấy trong các dung dịch sát khuẩn – đây cũng là một hóa chất có thể dùng để xử lý mối mọt. Bạn có thể dùng một gói bột acid boric mua ở cửa hàng hóa chất pha chung với nước rồi xịt vào những nơi có mối mọt, sẽ xử lý mối mọt cho đồ gỗ hiệu quả.

Dùng muối để xử lý mối mọt

Trong dân gian thường sử dụng muối để xử lý mối mọt vì cách này khá hiệu quả và an toàn. Cách xử lý rất đơn giản là rải muối vào đường đi hoặc rải trực tiếp vào ổ muối, mối sẽ tự đi.

Dùng giấm và chanh để xử lý mối mọt

Sử dụng giấm trắng pha với nước ép chanh xịt vào tổ mối hay những vị trí xuất hiện mối cũng là một phương pháp xử lý mối mọt hiệu quả và an toàn,

Dùng vôi để xử lý mối mọt

Trong dân gian mọi người cũng thường dùng vôi để xử lý mối mọt. Có hai cách sử dụng đó là rắc vôi sống trực tiếp vào tổ mối hoặc trộn vôi với nước rồi đổ vào tổ mối.

Nhử mối bằng bìa carton

Mối mọt thường rất thích các loại bìa giấy, bìa carton. Bạn có thể dùng một tấm bìa carton để nhử mối – khi chúng lên ăn tấm bìa thì mang đi đốt rồi đặt tấm khác lên. Cứ làm như vậy vài lần sẽ diệt hết được tổ mối

Dùng thuốc và hộp nhử mối để xử lý mối mọt

Nếu bạn đã dùng tất cả mọi cách ở trên mà vẫn không xử lý mối mọt được thì hãy sử dụng hộp nhử mối và thuốc diệt mối –  mua ở các cửa hàng thuốc diệt mối. Tuy nhiên, thường các thuốc diệt mối thường khá độc và cần phải sử dụng kĩ càng nên thường không phù hợp với những gia đình có con nhỏ. Bạn nên tìm hiểu rõ về hóa chất cũng như đọc kỹ hướng dẫn trước khi sử dụng phương án này.

Dùng dầu hắc ín và giấm gỗ sinh học để xử lý mối mọt:

Dầu hắc ín và giấm gỗ sinh học là hai sản phẩm sạch hữu cơ. Được sử dụng phổ biến trong sản xuất nông nghiệp của người Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan, Đài Loan,…

Dầu hắc ín pha với dung môi là một loại sơn được sử dụng để bảo vệ gỗ, sơn tàu thuyền, chống thấm và chống mối mọt, chống ẩm rất tốt.

Giấm gỗ sinh học là axit pyroligneous (có trên 300 hợp chất hóa học hữu cơ). Mùi khói hắc nồng, bám dính tốt…đây là sản phẩm có nhiều công dụng. Được sử dụng trong sản xuất nông nghiệp hữu cơ thay thế thuốc trừ sâu hóa học độc hại, xử lý mùi chuồng trại chăn nuôi…Chi tiết anh chị có thể tham khảo thêm các sản phẩm dầu hắc ín và giấm gỗ sinh học tại đây.

THÔNG TIN LIÊN HỆ:

ecocharvietnam
Ecocharvietnam

VIET RENEWABLE ENERGY TECHNOLOGY

Add: An Thượng, Hoài Đức, Hà Nội

Website: https://ecocharvietnam.com

Email: ecocharvietnam@gmail.com

Hotline: 0936.015.185


CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN:

Công nghệ nhiệt phân

Công nghệ sản xuất biochar

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

error: Content is protected !!