0988751954

EcocharVIETNAM công nghệ và sản phẩm sạch từ sinh khối ECOCHARVN supply: binchotan, sawdust briquette charcoal, block honeycomb charcoal, biochar & continuously charcoal kiln technology!

Select Your Style

Choose Color style

Hướng dẫn xử lý mùi hôi chuồng trại nuôi gà

Tại sao phải xử lý mùi hôi chuồng trại chăn nuôi gà? Đây là vấn đề rất quan trọng trong của các trang trại. Trong bài viết này, EcocharVN sẽ cùng bàn luận về vấn đề:”Hướng dẫn xử lý mùi hôi chuồng trại nuôi gà“.

Xử lý mùi hôi chuồng trại chăn nuôi gà là việc vô cùng quan trọng:

  • Nó đảm bảo các an toàn vệ sinh chuồng trại, giảm thiểu rủi ro dịch bệnh.
  • Gián tiếp tăng năng suất và chất lượng gà nuôi.
  • Bảo vệ môi trường xung quanh khu vực chăn nuôi.

Mùi hôi chuồng trại là do đâu?

  • Do thức ăn thừa
  • Do phân gà
  • Nông gà trong quá trình sinh trưởng rụng ra

Thức ăn thừa và phân gà sinh ra trong quá trình chăn nuôi, kết hợp với nước và oxy trong không khí. Sẽ tạo thành quá trình lên men có sự tham gia của các loại nấm và vi khuẩn. Kết quả, tạo thành các loại khí có mùi như: H2S,CH4, NH3, H2, …

Biện pháp xử lý mùi hôi chuồng gà:

Kiểm soát hàm lượng và chất dinh dưỡng trong thức ăn của gà

Tránh đề thức ăn bị rơi vãi, vừa lãng phí lại còn gây mùi khi bị phân hủy. Chúng ta lên thiết kế và sử dụng các dụng cụ chứa thức ăn phù hợp.

Vệ sinh chuồng trại định kỳ

Vệ sinh chuồng gà là công đoạn bắt buộc trong chăn nuôi gà. Để đảm bảo chuồng trại luôn sạch sẽ, thì chúng ta sau khi dọn sạch phân. 

Chúng ta có thể sử dụng vôi bột để rác vệ sinh xung quanh chuồng trại.

Vệ sinh trong, mà còn vệ sinh xung quanh chuồng trại. Đảm bảo xử lý triệt để nơi ô nhiễm mất vệ sinh.

Thông gió chuồng trại

Chuồng trại khi được nuôi với số lượng, cần phải thông khí tốt dù là mùa đông hay mùa hè theo những khun giờ xác định. Việc thông gió, sẽ giúp chuồng trại thông thoáng. Làm giảm lượng mùi và nhiệt của chuồng trại.

Xử lý phân gà làm phân bón cho nông nghiệp đúng cách

hướng dẫn xử lý mùi hôi chuồng trại gà
hướng dẫn xử lý mùi hôi chuồng trại gà

Chúng ta có thể thu gom phân gà để làm phân bón. Phân bón từ phân gà cần phải xử lý triệt để bằng các chế phẩm sinh học. 

 Phân đã ủ được xử lý lên men. Đề làm phân bón ổn định, phân gà xử lý triệt để cần được ủ ít nhất 80 ngày trong môi trường thiếu oxi (kị khí). Độ ẩm khi đó giảm còn khoảng 20%

Khi lên men, bằng cách định kỳ cho không khí vào trong phân, vi khuẩn hiếu khí (vi khuẩn sống ở nơi có không khí) sẽ phát triển. Khi đó, mùi sẽ giảm bớt và chất lượng phân bón cũng tăng lên.

Phân bón từ phân gà giàu photpho, sẽ giúp rễ cây trồng được tươi tốt, quả sai hơn và có vị ngọt hơn.

Xử lý nguồn nước thải khi vệ sinh chuồng trại

Nguồn nước để cho gà uống, vệ sinh đều phải là nguồn nước sạch theo tiêu chuẩn. Để đảm bảo gà không mắc bệnh do nguồn nước ô nhiễm.

Sau khi, vệ sinh nguồn nước chảy ra ngoài khu chuồng trại. Cần được thu gom và xử lý theo các biện pháp công nghệ. 

Sử dụng các chế phẩm sinh học để khử mùi

Xử lý mùi hôi chuồng trại chăn nuôi bằng phương pháp sử dụng các chế phẩm sinh học vô cơ là an toàn và hiệu quả nhất.

Tại sao Giấm gỗ sinh học xử lý mùi hôi chuồng trại hiệu quả và an toàn:

  • Giấm gỗ sinh học an toàn vì được chưng cất từ sản phẩm nước khói từ các lò than sạch. Ở nhiệt độ cao 800 – 1000 độ C, gỗ bị nhiệt phân và sinh ra các khí thải: CxHy, H2, hơi nước, CH4,…Các loại vi khuẩn có hại không thể sống ở trong điều kiện nhiệt độ này. Sau đó, nước khói được chưng cất theo công nghệ khép kín.
  • Giấm gỗ sinh học được kiểm tra không có các vi khuẩn có hại E.Coli, coliform…
  • Đã được sử dụng tại nhiều nước phát triển như Nhật Bản, Mỹ, Đức, Australia,…
  • Tiết kiệm: tỷ lệ pha 1 : 20 – 30 (tức 1 phần giầm gỗ pha loãng với 20 đến 30 phần nước sạch). Sau đó, phun dưới dạng sương lên vị trí chuồng trại chăn nuôi.

Trong hướng dẫn xử lý mùi hôi chuồng trại nuôi gà, chúng tôi khuyến cáo nên sử dụng các chế phẩm có nguồn gốc tự nhiên, sinh học. Việc này, sẽ giảm thiểu các nguy cơ bệnh dịch, an toàn cho gia cầm và con người cũng như môi trường về lâu dài.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

error: Content is protected !!