Tại sao phải ứng dụng thảo mộc trong nông nghiệp hữu cơ
Sự biến đổi khí hậu toàn cầu dẫn theo biến đổi cơ cấu cây trồng và dịch bệnh. Hiện tượng kháng sâu bệnh của nhiều chủng loại giống cây trồng bị suy giảm. Tính kháng thuốc và tính thích nghi với điều kiện
khí hậu bất lợi của loại sâu bệnh hại lại gia tăng.
Để ngăn chặn được dịch bệnh cho cây trồng, con người phải sử dụng tăng liều lượng và chủng loại thuốc hóa học. Khi đó, sẽ xảy ra hiện tượng mất “cân bằng sinh học”. Và thiết lập một cân bằng mới không tốt cho cây trồng và hệ sinh thái.
Hậu quả của mất cân bằng sinh học:
Hậu quả gây ra là bùng phát dịch hại tăng theo tần suất và mức độ. Những năm gần đây lượng thuốc hóa học bảo vệ thực vật cũng được nhập và sử dụng tại Việt Nam từ 70.000-100.000 tấn.
Một lượng lớn thuốc đã được sử dụng không đúng cách và lãng phí, hiệu quả không cao. Việc sử dụng quá nhiều hóa chất trong nông nghiệp đã dẫn đến những hệ lụy:
- Gây suy thoái và ô nhiễm nguồn đất, nguồn nước,.
- Tích lũy kim loại nặng,.
- Tiêu diệt vi sinh vật có ích.
- Tồn dư các chất độc hại trong đất, trong nước, tích lũy trong các loại nông sản, thủy hải sản, gây độc cho cơ thể.
- Tiêu diệt vi sinh vật có ích.
- Ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người
Một số nông sản có lượng hóa chất tồn dư vượt mức cho phép. Chúng đã và sẽ gặp nhiều khó khăn trên thị trường. Và sản xuất sẽ trở nên kém bền vững. Sản phẩm giảm sút tính cạnh tranh.
Việc sử dụng phân thường không cân đối:
Bón quá nhiều phân vô cơ, rất ít bón phân hữu cơ. Bón quá nhiều đạm và bón không đúng thời điểm theo nhu cầu của cây trồng. Việc sử dụng phân bón không đúng đã dẫn đến hệ số sử dụng phân bón rất thấp.
Hàng năm gần một nửa lượng phân bón vào đất đã mất đi do rửa trôi, bay hơi hay cố định chặt. Việc lạm dụng phân bón hóa học. Và các loại thuốc trừ cỏ hóa học cũng đã gây ra hiện tượng: “Sự cân bằng sinh thái trong đất bị phá vỡ”.
Đất ngày càng thoái hóa và suy kiệt sức khỏe. Trong đất trồng nông nghiệp ngày càng tích lũy nhiều chất độc hại, nguồn bệnh. Và tuyến trùng gây hại trong đất (Soil born disease) cũng gia tăng theo. Hậu quả trên đã trực tiếp ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp. Mùa vụ chịu nhiều rủi ro hơn, năng suất không ổn định. Và thiếu bền vững, nông sản thực phẩm thiếu an toàn.
Biện pháp:
Để phát triển nông nghiệp được bền vững theo hướng “Sản xuất xanh” thì buộc chúng ta phải tăng cường quản lý dịch hại bằng biện pháp sinh học và hữu cơ. Đây là xu hướng tất yếu mà nông nghiệp Việt Nam phải theo. Muốn vậy, chúng ta phải có các giải pháp:
- Quản lý dịch hại bằng biện pháp bảo tồn thiên địch
- Giải pháp sử dụng những giống cây trồng mới, cây chuyển gen có tính chống chịu và đề kháng cao với những loại sâu bệnh hại; có năng suất và chất lượng cao.
- .Xây dựng và quy hoạch vùng sản xuất tập trung cho từng loại cây trồng.
- Áp dụng qui trình canh tác theo hướng và theo quy chuẩn “Nông nghiệp hữu cơ”
- Khai thác và sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc Thảo mộc và được sản xuất bằng công nghệ sinh học (chế phẩm sinh học).