Khái niệm phân bón hữu cơ:
Phân bón hữu cơ là loại phân có thành phần hữu cơ là cơ bản nhất. Văn bản hiện hành của nhà nước chia phân hữu cơ ra làm 4 loại:
- loại truyền thống: chúng được tạo ra từ nguồn nguyên liệu và cách xử lý truyền thống. Nguồn nguyên liệu đấy có thể là chất thải của vật nuôi. Là phế phẩm trong nông nghiệp, là phân xanh (bèo hoa dâu, thân cây họ đậu…được nhà nông gom ủ lại chờ hoại mục).
- loại sinh học: Có nguồn nguyên liệu hữu cơ (có thể có thêm than bùn) được xử lý. Và lên men theo một quy trình công nghiệp với sự tham gia của một hay nhiều chủng vi sinh vật.
- loại vi sinh: Có nguồn nguyên liệu và quy trình công nghiệp như phân hữu cơ sinh học. Nhưng có một hoặc nhiều chủng vi sinh vật vẫn còn sống. Và sẽ hoạt động khi được bón vào đất.
- Phân bón hữu cơ khoáng: Là phân hữu cơ sinh học được trộn thêm phân vô cơ.
Phân bón hữu cơ là loại phân có thành phần hữu cơ là cơ bản nhất
Quy trình sản xuất
Là công nghệ sử dụng các chủng men vi sinh vật phân giải Xelluloza có hoạt lực cao, làm phân hủy nhanh các chất hữu cơ tại chỗ. Như: than bùn, phế thải chăn nuôi gia cầm dạng rắn, phế phụ phẩm nông nghiệp để sản xuất phân bón hữu cơ sinh học.
Trong quá trình sản xuất, phân bón được bổ xung các vi lượng cần thiết cho cây trồng như: Cu, Zn. B, Mn Mg …, Axit hữu cơ, các vi sinh vật có ích. Và NPK phù hợp cho quá trình sinh trưởng và phát triển của cây trồng như: rau, hoa, cây cảnh… Nhằm phát triển nền nông nghiệp hữu cơ, an toàn, bền vững và bảo vệ môi trường sinh thái.
Công dụng:
- Tăng cường chất hữu cơ, cải tạo đất, làm cho đất tơi xốp và làm tăng độ mầu mỡ cho đất trồng.
- Cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cho cây trồng (rau, hoa, cây cảnh).
- Tăng khả năng giữ ẩm, tạo điều kiện cho hệ vi sinh vật đất phát triển, giúp cho rễ phát triển nhanh, khỏe.
- Tăng khả năng kháng sâu bệnh, chịu hạn cho cây trồng.
- Giúp cây sinh trưởng và phát triển tốt, ổn định, làm tăng chất lượng của sản phẩm cây trồng.